Bật mí cách kiểm tra độ dày của tôn lợp mái
Trước khi đi vào hoàn thiện của ngôi nhà, thì phần mái luôn là điều đáng chú ý nhất về mặt kỹ thuật. Đồng thời bạn cần phải biết đến độ dày của tôn lợp mái điều này giúp bạn tính toán chính xác công trình và có thể phân biệt được sản phẩm chính hãng và hàng kém chất lượng. Vậy hãy tìm hiểu những thông tin thiết thực này nhé!
Thông số cơ bản cho độ dày của tôn lợp mái
Thực tế trên thị trường có vô số loại tôn lợp mái khác nhau. Tuy nhiên, thông số kỹ thuật cơ bản về độ dày luôn thuộc những con số như sau:
Độ dày tôn lợp mái |
Khổ tôn hữu dụng | Mô men quán tính |
Mô men chống uốn |
Hoạt tải | Khoảng cách tới xà gồ |
mm | mm | 104mm4 | 103mm3 | Kg/m2 | mm |
0.35 | 1000 | 3.199 | 1.861 | 30 | 1200 |
0.4 | 1000 | 3.714 | 2.161 | 30 | 1300 |
0.5 | 1000 | 4.729 | 2.753 | 30 | 1450 |
0.6 | 1000 | 5.743 | 3.337 | 30 | 1500 |
0.8 | 1000 | 7.729 | 4.477 | 30 | 1700 |
Ký hiệu độ dày của tôn
Tất cả các sản phẩm nói chung khi được tung ra thị trường cũng đều có ký hiệu cả. Tuy nhiên, chỉ những người trong ngành nghề mới hiểu rõ về chi tiết nhỏ bé này. Mặc dù là chi tiết được ít người chú ý tới. Nhưng đừng bỏ qua nhé!
‘Bởi vì khi biết được ký hiệu này sẽ là tiền đề để nhận dạng những độ dày của tôn. Từ đó có thể tính toán được kỹ thuật để có một mái nhà. Thông thường ký hiệu này sẽ được in trên sản phẩm tùy theo từng mã. Cụ thể độ dày của tôn lợp mái thường có ký hiệu là MSC và kèm theo mã sản phẩm. Tùy loại tôn khác nhau sẽ có những ký hiệu khác nhau.
Đơn vị đo độ dày tôn
Zem được coi là đơn vị đo độ dày của tôn. Tôn mà có độ dày lớn thì kéo theo đó là trọng lượng của nó cũng tương đối nặng và bền vững. Tuy nhiên, tùy vào dự án khác nhau mà lựa chọn độ dày của tôn khác nhau.
Tránh tình trạng công trình nhỏ mà chọn tôn dày hoặc ngược lại công trình to lại chọn độ dày nhỏ. Vậy nên bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng vấn đề này để không lãng phí và đảm bảo sự bền vững của ngôi nhà. Chính vì vậy để tính toán chính xác những công thức về độ dày của tôn. Thì bạn cần phải biết được đơn vị của nó
Tiêu chuẩn độ dày của tôn lợp mái
Để xác định chính xác được độ dày của tôn thì chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường. Bởi độ dày của tôn rất khó để chúng ta đưa ra kết luận được con số chính xác. Bởi nó rất nhỏ và chỉ tính bằng mm.
Tiêu chuẩn độ dày của tôn lợp mái bạn đừng lên bỏ qua. Bởi dựa vào chi tiết này, có thể nhận biết được đâu là tôn chính hãng của công ty. Còn đâu là tôn giả kém chất lượng.
Những thông số kỹ thuật của tôn luôn được nhà sản xuất in trên bao bì của sản phẩm. Vậy nên ngày nay đã ra đời những loại máy để đo độ dày của tôn. Vậy nên khi đi mua sản phẩm lợp mái nhà bạn cần phải tinh mắt để kiểm tra những con số này.
Cách kiểm tra độ dày của tôn
Dùng mắt thường chắc chắn bạn không thể biết chính xác được độ dày của tôn lợp mái. Vậy nên rất khó trong việc nhận dạng đâu là hàng chuẩn của công ty và đâu là hàng trôi nổi.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Vì ngày nay đã có những dụng cụ hỗ trợ con người để làm việc này một cách chính xác và nhanh nhất. Chẳng hạn như máy đo, thước đo và thiết bị palmer.
Thước đo độ dày tôn
Thước chuyên dụng để đo chính xác độ dày của tôn lợp mái là loại thước rất nhỏ. Nó được sản xuất ra chỉ để đo độ dày cho tôn. Tuy nhiên, đây là loại thước ít được bán trên thị trường. Mà hầu như được tặng kèm khi bạn mua tôn lợp mái ở những đơn vị uy tín.
Tuy nhiên, khi dùng thước để đo thì bạn không thể biết được con số chính xác. Nó chỉ mang tính tương đối. Chính vì vậy nên bạn cần dùng những loại máy móc chuyên dụng hoặc thiết bị palmer.
Máy đo độ dày tôn
Máy đo độ dày của tôn có thể giúp bạn biết chính xác được độ dày một cách nhanh chóng và chính xác. Mà thao tác cực kì đơn giản mà ai cũng làm được. Bạn chỉ cần để mép tôn vào đầu máy là có thể biết được độ dày của tôn rồi.
Ngày nay có rất nhiều máy đo độ dày của tôn lợp mái. Loại máy này có thiết kế nhỏ gọn bạn có thể bỏ túi và di duyển linh hoạt. Chiếc máy này có mức giá giao động từ 700.0000 đến 2.000.000 đồng.
Dùng thiết bị Palmer
Đây là một thiết bị rất dễ sử dụng mà được dùng phổ biến trong thị trường. Nhất là đối với dân kỹ thuật. Chiếc máy này giúp bạn đo rất nhanh, trong vòng một tiếng là bạn có thể đo được hàng tấn tôn. Palmer là thiết bị phổ biến được dùng trong nghề mà từ trước đến nay chưa có loại nào qua mặt được nó.
Bạn chỉ cần ba điểm khác nhau của tấm tôn và tính tính độ dài bình quân của tấm tôn. Lúc này là bạn có thể so sánh được chính xác con số mà nhà sản xuất in trên bao bì rồi.
Bảng tra độ dày và trọng lượng tiêu chuẩn tôn lợp mái
Độ dày của tôn lạnh
Ngày nay những ngôi nhà Việt hầu hết được lợp bằng tôn lạnh. Chính vì vậy không thể tránh khỏi được vấn nạn mua phải hàng kém chất lượng trà trộn trên thị trường. Muốn mua được hàng chính hãng thì bạn cần tham khảo giá tôn lạnh mà nhà sản xuất được đưa ra công khai minh bạch và độ dày trọng lượng được in trên bao bì.
Sau đây là bảng độ dày và trọng lượng của tôn lạnh
Độ dày | Trọng lượng |
3 dem | 2.5kg/m |
3.5 dem | 3kg/m |
4 dem | 3.5kg/m |
4.5 dem | 3.9kg/m |
5 dem | 4.5kg/m |
Độ dày tôn mạ kẽm
Tôn mạ kẽm đang làm mưa làm gió trên thị trường lợp mái hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng mua được hàng chất lượng để lợp được mái nhà kiên cố. Vậy để không mua phải hàng nhái thì bạn cần tham khảo độ dày chính xác từ phía nhà sản xuất:
Độ dày | Trọng lượng |
2 dem | 1.9kg/m |
2.5 dem | 2.2kg/m |
3 dem | 2.3kg/m |
3.2 dem | 2.7kh/m |
3.5 dem | 2.75kg/m |
3.8 dem | 3.0 kg/m |
4 dem | 3.15 kg/m |
4.3 dem | 3.3 kg/m |
4.5 dem | 3.5kg/m |
4.8 dem | 3.7 kg/m |
5 dem | 4.2 kg/m |
5.2 dem | 4.5 kg/m |
5.5 dem | 4.7 kg/m |
6 dem | 5 kg/m |
Độ dày tôn hoa sen
Sản phẩm tôn lạnh màu hoa sen nói riêng và tôn hoa sen lợp mái nói chung đang được khách hàng ưa chuộng trong những năm gần đây. Bởi ngoài giá thành phù hợp ra thì độ bền bỉ và độ chống gỉ sét cũng đốn tim người tiêu dùng. Vậy nên bạn cần phải biết độ dày chính xác của loại tôn lợp mái này để không mua phải sản phẩm trà trộn. Sau đây là bảng trọng lượng và độ dày của tôn
Độ dày | Trọng lượng |
2 dem | 1.5 kg/m |
2.3 dem | 1.8 kg/m |
2.5 dem | 2 kg/m |
2.7 dem | 2.2 kg/m |
3 dem | 2.5 kg/m |
3.2 dem | 2.7 kg/m |
3.5 dem | 3kg/m |
3.7 dem | 3.2kg/m |
4.0 dem | 3.3kg/m |
4.2 dem | 3.5kg/m |
4.5 dem | 3.7kg/m |
4.7 dem | 4kg/m |
5 dem | 4.2kg/m |
5.2 dem | 4.3kg/m |
5.5 dem | 4.5kg/m |
5.7 dem | 4.8kg/m |
6 dem | 5kg/m |