Tiêu chuẩn thép xây dựng mới nhất năm 2020

5495 lượt xem

Tiêu chuẩn thép xây dựng là vấn đề được nhiều người quan tâm khi muốn xây dựng một công trình. Bởi nếu thép mua đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam hoặc quốc tế sẽ đảm bảo cho công trình được vững chắc, đảm bảo an toàn kĩ thuật. Thuận lợi trong quá trình thi công xây dựng và đạt hiệu quả cao về chất lượng công trình.

Phân loại các loại thép xây dựng Việt Nam

Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt ( Fe), với cacbon(C) từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác như: lưu huỳnh, phốt pho, mangan…với hàm lượng thấp.

Để phân loại thép xây dựng, người ta phân loại dựa vào các yếu tố cơ bản như sau:

1/ Theo thành phần hóa học

Để phân loại thép xây dựng theo thành phần hóa học thì có 2 loại chính: Thép Cacbon và thép hợp kim. Trong đó

Thép cacbon

Đây là loai thép chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thép. Thép các bon phân loại theo tỉ lệ các bon chứa trong thép.

  • Thép các bon thấp: hàm lượng cacbon < 0.25%.
  • Thép các bon trung bình: hàm lượng cacbon 0,25% – 0,6%.
  • Thép các bon cao: hàm lượng cacbon 0,6% – 2%.

Khi tăng hàm lượng của các bon tính chất của thép thay đổi : độ dẻo giảm cường độ chịu lực và độ giòn tăng.

thép các bon
Thép Cac bon

Thép hợp kim 

Thép hợp kim là loại thép chứa trong nó một lượng thành phần các nguyên tố hợp kim thích hợp như: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu… Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim có độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon.

Có 3 loai thép hợp kim như sau:

  • Thép hợp kim thấp: Có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác < 2,25%.
  • Thép hợp kim trung bình: Có tổng hàm lượng các nguyên tố khác 2,5% > 10%.
  • Thép hợp kim cao: Có tổng hàm lượng các nguyên tố khác  > 10%.

    Thép hợp kim
    Thép hợp kim

2/ Theo mục đích sử dụng

Thép còn được phân theo mục đích sử dụng của nó trong đời sống như:

Thép kết cấu

Đây là loại được dùng làm các kết cấu, chi tiết chịu tải (lực). Do đó ngoài yêu cầu về độ bền bảo đảm còn cần phải có đủ độ dẻo, độ dai.

Đây là nhóm thép được sử dụng thường xuyên nhất với khối lượng lớn nhất. Trong nhóm này còn có thể phân tiếp thành hai nhóm nhỏ hơn là xây dựng và chế tạo máy:

+ Thép xây dựng là loại chủ yếu được dùng trong xây dựng. Để làm các kết cấu thép dưới dạng các thanh dài, tấm rộng ghép lại, chúng đòi hỏi cơ tính tổng hợp song không cao.
+ Thép chế tạo máy đòi hỏi cơ tính tổng hợp ở mức độ cao hơn nên nói chung đòi hỏi chất lượng cao hơn. Đặc biệt là độ bền phải cao trong khi vẫn phải bảo đảm tốt độ dẻo, độ dai.

thép xây dựng
Thép xây dựng

Thép dụng cụ

Đây là loại chỉ chuyên dùng làm công cụ nên có yêu cầu chủ yếu là độ cứng cao và chống mài mòn, độ chịu lực tốt. Vì vậy thép dụng cụ thường dùng để sản xuất các dụng cụ:  Cắt, gọt, dụng cụ đo lường , chế tạo khuôn dập…

thép dụng cụ
Thép dụng cụ

3/ Theo chất lượng thép

Từ sự có mặt của các tạp chất có hại như: Lưu huỳnh và phôtpho trong thành phần của hỗn hợp thép ta có thể chia nhỏ thành các nhóm sau :

  • Thép chất lượng bình thường : Chứa khoảng 0,06 % lưu huỳnh và 0,07 % photpho. Sản xuất loại thép này cho năng suất thép cao và giá thành rẻ.
  • Thép chất lượng tốt: Thành phần thép chứa khoảng 0,035 % lưu huỳnh và 0,035 % photpho. Được sản xuất trong lò mactanh và lò điện hồ quang.
  • Thép chất lượng cao : Chứa khoảng 0,025 % lưu huỳnh và 0,025 % photpho.
  • Thép chất lượng cao đặt biệt : Chứa khoảng 0,025 % phôtpho và 0,015 % lưu huỳnh trong hỗn hợp. Được luyện ở lò điện hồ quang ,sau đó được tinh luỵện tiếp tục bằng đúc chân không,bằng điện xỉ.

Bộ tiêu chuẩn thép xây dựng phổ biến hiện nay

1/ Tiêu chuẩn thép SS400 

Thép SS400 là loại thép các bon thông thường. Thép dùng trong chế tạo chi tiết máy, khuôn mẫu … Theo tiêu chuẩn thép xây dựng của Nhật Bản JISG.

Thép SS400 dạng tấm thường được sản xuất trong quá trình luyện thép cán nóng thông qua quá trình cán thường ở nhiệt độ trên 1000 độ để tạo thành phẩm cuối cùng. Tiêu chuẩn thép ss400 đang là mẫu quy ước đạt chuẩn cho các sản phẩm thép tấm bản mã chất lượng cao mới nhất hiện nay

Đây là loại thép các bon thông thường theo tiêu chuẩn JISG có thành phần hóa học như sau:

  • P<=0,05% S<=0,05%
  • Bền kéo (MPa) 400-510
  • Bền chảy (MPa) chia theo độ dầy  <=16mm 245
    16-40mm 235
    >40mm 215
  • Độ dãn dài tương đối (denta5) % chia theo độ dầy
    <=25mm 20 và >25mm 24

2/ Tiêu chuẩn thép ASTM – Tiêu chuẩn Hoa Kì 

Ống thép tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials) – Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa kỳ. Đây là tổ chức uy tín của thế giới. Khi thép đạt tiêu chuẩn ASTM nghĩa là thép đạt tiêu chuẩn thép xây dựng quốc tế. Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng thép.

Có 3 loại tiêu chuẩn thông dụng là A53 GrB, A106 Grb và ASTM A615/A615M-08 mới nhất hiện nay. Ống thép ASTM A53 GrB có thành phần chủ yếu là hợp kim thép carbon, ống có kích thước ống danh định từ 1/8” đến 26”. Thường được dùng trong các ứng dụng cơ khí, chịu áp lực. Được sử dụng chủ yếu trong các ống dẫn hơi, chất lỏng, khí đốt, hệ thống điện lạnh, công nghệ đóng tàu, các công trình công nghệ cao…

Ống thép tiêu chuẩn ASTM A106 GrB có những đặc điểm sau: chịu nhiệt độ cao. A106 GrB thường được sử dụng trong các nhà máy điện, nồi hơi, nhà máy hóa dầu, nhà máy lọc dầu và khí đốt, hoặc được sử dụng ở các đường ống để vận chuyển các chất lỏng và khí có nhiệt độ và áp suất cao.

Ống thép tiêu chuẩn ASTM A615 có mác thép Grade 40, và Grade 60 có thành phần Phốt pho max = 0.060. Grade 40 có độ dãn dài 280 min, góc uốn 1800  

tiêu chuẩn thép xây dựng
Bảng tiêu chuẩn thép cốt bê tông theo các tiêu chuẩn

3/ Tiêu chuẩn thép Việt Nam

Để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn thép xây dựng, viết tắt là TCVN. Trong đó có 04 tiêu chuẩn phổ biến là TCVN 1651-1:2008, TCVN 1811_2009 (ISO 14284-1996), TCVN 6287_1997, TCVN 7937-1-2013.

TCVN 1651-1:2008 – Thép cốt bê tông: Thép thanh tròn trơn, thép thanh vằn, lưới thép hàn

Tiêu chuẩn thép xây dựng này quy định yêu cầu kỹ thuật cho thép thanh tròn dùng làm cốt bê tông. Áp dụng cho thép Mác CB240T và CB300T.

Chú thích: Chữ “CB” đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông. Ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị đặc trưng được quy định của giới hạn chảy trên. Ký hiệu cuối cùng “T” là viết tắt của thép thanh tròn trơn.

Tiêu chuẩn này còn áp dụng cho sản phẩm cung cấp ở dạng thẳng, thép thành tròn trơn dạng cuộn và các sản phẩm được nắng thẳng.

TCVN 1811_2009 (ISO 14284-1996)

Tiêu chuẩn thép xây dựng này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử để xác định thành phần hóa học của thỏi gang, gang đúc và thép. Các phương pháp được quy định sử dụng cho cả kim loại lỏng và rắn.

TCVN 6287_1997

TCVN 6287_1997 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành, hoàn toàn tương đương với ISO 10065:1990.

Tiêu chuẩn thép xây dựng này quy định các quy trình thử uốn và thử uốn lại không hoàn toàn thép thanh cốt bê tông.

Mục đích của phép thử uốn lại không hoàn toàn là để xác định các tính chất hóa già của thép thanh xuất hiện…biến dạng dẻo.

TCVN 7937-1-2013

TCVN 7937-1:2013 thay thế TCVN 7937-1:2009 (ISO 15630-1:2002) và hoàn toàn tương đương với ISO 15630-1:2010. Tiêu chuẩn thép xây dựng này quy định các phương pháp thử dùng cho thanh, dảnh và dây dùng làm cốt bê tông.

4/ Tiêu chuẩn thép Nhật Bản

Tiêu chuẩn JIS khá giống với tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả Mác vật liệu sắt thép đều bắt đầu chữ S (Steel). Ký hiệu chung thường được cấu thành từ 3 phần chính:

P1 – P2 – P3

Ví dụ: SS500, hay SK5

Trong đó:

  • Phần 1 (P1) biểu thị vật liệu bằng cách sử dụng chữ cái đầu tiên của tiếng anh hoặc chữ Latin hoặc kí hiệu nguyên tố. Do đó, vật liệu sắt thép được bắt đầu với chữ S (Steel) hoặc F (Ferrum)
  • Phần 2 (P2) biểu thị tên sản phẩm bằng cách kết hợp chữ cái đầu tiên của tiếng anh hay chữ Latin và kí hiệu biểu thị hình dạng hoặc mục đích sử dụng như: tấm, thanh, ống , sản phẩm đúc rèn…
  • Phần 3 (P3): chữ số kí hiệu chủng loại của vật liệu, độ bền kéo hoặc sức bền tối thiểu

Bộ tiêu chuẩn thép xây dựng Nhật Bản bao gồm như sau:

JIS 3112-2010

Tiêu chuẩn JIS 3112-2010 thường được sử dụng cho thép vằn để xác định kích thước khối lượng và giới hạn gai cho phép. Ngoài ra nó còn xác định về tính chất cơ lý, dung sai khối lượng cho một thanh Thép, dung sai khối lượng cho một bó thép và thành phần hóa học.

JIS Z 2248_2006(V)

Tiêu chuẩn JIS Z 2248_2006(V) quy định phương pháp thử nghiệm uốn đối với vật liệu kim loại.

JIS Z 2281_2011

Tiêu chuẩn JIS Z 2281_2011 là những phương pháp dùng để kiểm tra chất liệu và phản ứng sinh hóa ở nhiệt độ phòng (10 độ C đến 35 độ C)

Các tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam mới nhất 2020

1/ Tiêu chuẩn thép hình mới nhất

Thép hình có nhiều loại như: thép hình chữ v, chữ i, chữ u… Với nhiều chủng loại thép hình cán nóng, thép hình mạ kẽm, thép mạ kẽm nhúng nóng. Trong đó, các sản phẩm thép hình mã kẽm đang thịnh hành và vô phổ biến nhất hiện nay. Và với mỗi loại thép hình khác nhau đều sẽ có những tiêu chuẩn thép xây dựng riêng như sau:

Tiêu chuẩn thép hình chữ v

thép chữ v
thép chữ V

Thép hình V là thép hình có hình dạng giống chữ V in hoa trong bảng chữ cái. Thép còn có tên gọi khác là thép góc, thép hình chữ V.

Thép có hai loại: Thép đen và thép mạ kẽm nhúng nóng. Thép có nhiều kích cỡ và chủng loại: V50, V60, V63, V70, V80, V90, V100, V120, V130…

Kích thước và đặc tính mặt cắt của thép chữ V cạnh đều cán nóng theo tiêu chuẩn thép xây dựng như sau:

Khối lượng

Diện tích mặt cắt ngang

Kích thước

Khoảng cách từ trọng tâm

Dung tích mặt cắt cho các trục

X.X = Y.Y

U.U

V.V

kg/m

cm2

A
mm

t
mm

R
mm

cx = cy
cm

cu
cm

cv
cm

lx = ly
cm4

rx = ry
cm

Zx=Zy
cm3

lu
cm4

ru
cm

lv
cm4

rv
cm

Zv
cm3

30 x 30 x 4

1,78

2,27

30

4

5

0,878

2,12

1,24

1,80

0,892

0,850

2,85

1,12

0,754

0,577

0,607

35 x 35 x 4

2,09

2,67

35

4

5

1,00

2,47

1,42

2,95

1,05

1,18

4,68

1,32

1,23

0,678

0,865

35 x 35 x 5

2,57

3,28

35

5

5

1,04

2,47

1,48

3,56

1,04

1,45

5,64

1,31

1,49

0,675

1,01

40x 40 x 3

1,84

2,35

40

3

6

1,07

2,83

1,52

3,45

1,21

1,18

5,45

1,52

1,44

0,783

0,949

40 x 40 x 4

2,42

3,08

40

4

6

1,12

2,83

1,58

4,47

1,21

1,56

7,09

1,52

1,86

0,777

1,17

40 x 40 x 5

2,97

3,79

40

5

6

1,16

2,83

1,64

5,43

1,20

1,91

8,60

1,51

2,26

0,773

1,38

Trong đó:

S là diện tích mặt cắt ngang, tính bằng centimét vuông;

t là chiều dầy cạnh, tính bằng centimét;

R là bán kính lượn trong, tính bằng milimét;

r là bán kính lượn cạnh, tính bằng milimét;

A là chiều rộng cạnh, tính bằng milimét.

Tiêu chuẩn thép hình chữ i

Thép hình chữ i có độ dài thanh ngang ngắn hơn so với chữ H. Được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng, tuy nhiên nó có khả năng chịu lực và cân bằng kém hơn chữ H.

Thép chữ i

 

Trong đó

H là chiều cao

B là chiều rộng cánh

r là bán kính lượn cánh

R là bán kính lượng trong

Bảng tiêu chuẩn thép chữ I theo tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam như sau:

Kích thước danh nghĩa Kích thước Diện tích mặt cắt ngang KL 1m Mômen Bán kính xoay Modul tiết diện
mặt cắt ngang Chiều dài quán tính
H X B t1 t2 r R A W Ix Iy ix iy Zx Zy
mm mm mm mm mm cm2 Kg/m cm4 cm4 cm cm cm3 cm3
100×55 4.5 7.2 7 2.5 12 9.46 198 17.9 4.06 1.22 39.7 6.49
120×64 4.8 7.3 7.5 3 14.7 11.5 350 27.9 4.88 1.38 58.4 8.72
140×73 4.9 7.5 8 3 17.4 13.7 572 41.9 5.73 1.55 81.7 11.5
160×81 5 7.8 8.5 3.5 20.2 15.9 873 58.6 6.57 1.7 109 14.5

Tiêu chuẩn thép hình u

thép hình chữ u
thép chữ u

 

Thép hình chữ U theo tiêu chuẩn TCVN 1654 – 75 như sau:

Kích thước Kích thước Diện tích mặt cắt ngang KL 1m Chiều dài Khoảng cách từ trọng tâm đến mép cạnh Mômen Bán kính xoay Modul tiết diện
danh nghĩa mặt cắt ngang quán tính
H X B t1 t2 r1 r2 A W Cy Ix Iy ix iy Zx Zy
mm mm mm mm mm cm2 kg/m cm cm4 cm4 cm cm cm3 cm3
50×32 4.4 7 6 2.5 5.16 4084 1.16 23.8 5.61 1.92 0.954 9.1 2.75
65×36 4.4 7.2 6 2.5 7.51 5.9 1.24 48.6 8.7 2.54 1.08 15 3.68
80×40 4.5 7.4 6.5 2.5 8.98 7.05 1.31 89.4 12.8 3.16 1.19 22.4 4.75
100×46 4.5 7.6 7 3 10.9 8.59 1.44 174 20.4 3.99 1.37 34.8 6.46
120×52 4.8 7.8 7.5 3 13.3 10.4 1.54 304 31.2 4.78 1.53 50.6 8.52
140×58 4.9 8.1 8 3 15.6 12.3 1.67 491 45.4 5.6 1.7 70.2 11
160×64 5 8.4 8.5 3.5 18.1 14.2 1.8 747 68.3 6.42 1.87 93.4 13.8
180×70 5.1 8.7 9 3.5 20.7 16.3  – 1090 86  – 121 17
180×74 * 5.1 8.7 9 3.5  – 17.4  –  –  –  –  –  –  –
200×76 5.2 9 9.5 4 23.4 18.4  – 1520 113  –  – 152 20.5
240×90 5.6 10 10.5 4 30.6 24  – 2900 208  –  – 242 31.6
270×95 6 10.5* 11 4.5 35.2 27.7  – 4160 262  –  – 308 37.3
300×100 6.5 11 12 5 40.5 31.8  – 5810 327  –  – 387 43.6

 

2/ Tiêu chuẩn thép hộp

Thép hộp được chia thành nhiều hình dạng ống khác nhau như thép hộp vuông, thép hộp hình chữ nhật….

Ưu điểm của thép hộp là có độ bền cao, khả năng chịu áp lực vô cùng tốt, bởi vậy đối với những công trình yêu cầu cần những sản phẩm thép có khả năng chịu áp lực lớn thì thép hộp là sản phẩm lý tưởng nhất. Đặc biệt, các sản phẩm thép hình hộp có giá tương đối thấp và bình dân. Lại vô cùng đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng

thép hộp chữ nhật
Thép hộp chữ nhật

Bảng tiêu chuẩn thép hộp mới nhất sau đây:

BẢNG QUY CHUẨN TRỌNG LƯỢNG ỐNG THÉP VUÔNG – CHỮ NHẬT Đơn vị tính: Kg/m 
Chiều dày ống (mm) 1.1 1.2 1.4 1.5 1.8 2 2.3 2.5 2.8 3 3.2 3.5 3.8 4
Kích thước (mm)
60 x 60 2.027 2.207 2.563 2.742 3.268 3.617 4.133 4.475 4.980 5.313 5.643 6.295
40 x 80 2.027 2.207 2.563 2.742 3.268 3.617 4.133 4.475 4.980 5.313 5.643 6.295
45 x 90 2.488 2.893 3.095 3.693 4.088 4.675 5.063 5.640 6.020 6.397 7.118
40 x 100 3.003 3.212 3.835 4.245 4.857 5.260 5.858 6.255 6.648 7.232 8.000 8.400
90 x 90 4.155 4.965 5.502 6.300 6.830 7.617 8.138 8.657 9.430 10.195 10.702
60 x 120 4.155 4.965 5.502 6.300 6.830 7.617 8.138 8.657 9.430 10.195 10.702
100 x 100 5.530 6.130 7.023 7.615 8.497 9.082 9.662 10.528 11.388 11.957
Dung sai cho phép về mặt cắt +/-1%
Dung sai cho phép về trọng lượng +/- 8%

3/ Tiêu chuẩn thép tròn

Thép tròn được chia ra thành 2 loại chính: Thép ống tròn và thép tròn trơn. Trong đó thép ống tròn có đặc tính cứng vững, bền bỉ, trọng lượng nhẹ. Cường độ chịu lực cao và chịu được những rung động mạnh. Khi chịu điều kiện khắc nghiệt do tác động của hóa chất, nhiệt độ.

Thép tròn trơn được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thép đòi hỏi về giới hạn chảy, độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao.

thép ống tròn
thép ống tròn

Bảng quy chuẩn thép tròn ống tròn theo TCVN như sau:

BẢNG QUY CHUẨN TRỌNG LƯỢNG ỐNG TRÒN ĐVT: Kg/m
Chiều dày (mm) 1.2 1.4 1.5 1.8 2 2.3 2.5 2.8 3 3.2 3.5 3.8 4 4.3 4.4 5
ĐK ngoài (mm)
48.1 1.388 1.612 1.723 2.055 2.273 2.598 2.812 3.128 3.337 3.543 3.850 4.152
50.3 1.453 1.688 1.805 2.153 2.382 2.723 2.947 3.280 3.500 3.717 4.040 4.358
50.8 1.705 1.823 2.325 2.407 2.752 2.978 3.315 3.537 3.757 4.083 4.405
59.9 2.020 2.160 2.578 2.855 3.267 3.538 3.943 4.210 4.475 4.868 5.257 5.515
75.6 2.742 3.277 3.630 4.158 4.507 5.027 5.372 5.713 6.223 6.728 7.230
88.3 3.212 3.840 4.257 4.878 5.290 5.903 6.312 6.717 7.320 7.918 8.317 8.908 9.103 10.272
108 3.940 4.715 5.228 5.995 6.505 7.265 7.768 8.270 9.020 9.765 10.260 10.997 11.242 12.700
113.5 4.143 4.958 5.500 6.307 6.843 7.643 8.175 8.705 9.495 10.280 10.802 11.580 11.838 13.378
126.8 5.548 11.655 7.062 7.663 8.562 9.160 9.753 10.643 11.527 12.113 12.990 13.282 15.018
Dung sai cho phép về mặt cắt: +/- 1%
Dung sai cho phép về trọng lượng: +/- 8%

 

Những thông tin hữu ích trên đây, hi vọng giúp các bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn thép xây dựng. Từ đó có những chọn lựa thích hợp cho công trình của bạn được vững chắc và đảm bảo độ an toàn cao nhất. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

  •                            
  •